Còn bao nhiêu ngày nữa đến tết ta 2023

20-12-2022
Điện Máy Thiên Nam Hòa
1735

Mục lục

Còn bao nhiêu ngày nữa đến tết ta 2023

Tết Nguyên Đán 2023 chính là một dịp nghỉ lễ mà tất cả thế hệ người con Việt Nam đều mong chờ nhất trong mọi năm. Tết Nguyên Đán 2023 năm mới sẽ diễn ra vào đúng ngày Chủ nhật, 22/01/2023 (Dương lịch) và 01/01/2023 ( âm lịch). Mời các bạn cùng Siêu Thị Điện Máy Thiên Nam Hòa đếm ngược còn bao nhiêu ngày nữa Tết ta 2023 và có thể chủ động chuẩn bị chào đón một cái Tết hoành tráng năm nay nhé!


1: Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết  Âm lịch 2023?


Tết Nguyên Đán (hay còn được gọi là Tết Cả, Tết ta, Tết âm lịch, Tết cổ truyền hay đơn giản ngắn gọn hơn là Tết) đây là một dịp lễ đầu năm  âm lịch đặc biệt quan trọng và nó có ý nghĩa nhất ở tại đất nước Việt Nam. “Tết” là cách đọc theo âm Hán - Việt của chữ “tiết”, “nguyên” theo chữ Hán có nghĩa là một sự khởi đầu hay là sơ khai và “đán” là buổi sáng sớm, cho nên được đọc đúng phiên âm phải là “Tiết Nguyên Đán”.


Tết ta được tính theo âm lịch nên Tết Nguyên Đán của Việt Nam sẽ muộn hơn so với Tết Dương lịch (hay Tết Tây). Bởi do quy luật 3 năm nhuận sẽ có một tháng của  m lịch nên ngày đầu năm của dịp Tết Nguyên Đán sẽ không bao giờ được diễn ra trước ngày 21 tháng 1 Dương lịch và sau ngày 19 tháng 2 Dương lịch mà sẽ thường chỉ rơi vào khoảng giữa những ngày này. Theo đó toàn bộ dịp Tết Nguyên Đán hàng năm sẽ thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và thêm 7 ngày đầu năm mới (23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).

tết
Năm 2023 thì Tết ta có ngày mùng 1 sẽ tết bắt đầu vào ngày Chủ nhật (tức ngày 22/01/2023 dương lịch) và ngày giao thừa cũng sẽ rơi vào ngày 21/01/2022 dương lịch (thứ 7). Như vậy, sẽ được tính từ ngày 20/12/2022 (ngày 27/11 âm lịch) là còn 32 ngày nữa đến Tết Nguyên đán, còn 31 ngày nữa sẽ đến giao thừa âm lịch rồi đấy.

 

Tết 2023 năm con gì? 

 

Năm 2023 theo lịch âm sẽ là năm Quý Mão (năm con mèo), bắt đầu từ ngày 22/01/2023 và kết thúc vào ngày 9/2/2024 dương lịch.


2: Phương án nghỉ tết âm lịch 2023


2.1: Đối với cán bộ, công chức, viên chức


Theo như quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động, cán bộ, công chức, viên chức sẽ được nghỉ tết âm lịch tổng cộng là 05 ngày. Hằng năm, sẽ căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ cũng đã quyết định cụ thể được ngày nghỉ. Theo đó, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã trình Thủ tướng cả 2 phương án nghỉ Tết Nguyên đán năm 2023 đối với công chức, viên chức như sau:


Phương án 1: Sẽ nghỉ từ thứ 6 (ngày 20/1/2023) cho đến hết thứ 5 (ngày 26/1/2023), tức là 29 tháng Chạp năm Nhâm Dần cho đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Quý Mão (diễn ra 7 ngày liên tục).

 

Phương án 2: Công chức, viên chức cũng sẽ được nghỉ Tết Nguyên đán năm 2023 từ thứ 7 (ngày 21/1/2023) cho tới đến hết ngày Chủ Nhật (ngày 29/1/2023), tức là ngày 30 tháng Chạp năm Nhâm Dần cho đến hết ngày mùng 8 tháng Giêng năm Quý Mão (diễn ra 9 ngày liên tục).

tết


2.2: Đối với những người lao động


**Đối với những người lao động có chế độ nghỉ 1 ngày/tuần (chủ nhật)


Phương án 1, người lao động sẽ được nghỉ Tết âm lịch 2023 từ thứ 6 ngày 20/01/2023 cho đến hết thứ tư ngày 25/01/2023 (tức sẽ được nghỉ 05 ngày)


Phương án 2, người lao động sẽ được nghỉ Tết  âm lịch 2023 từ thứ bảy cho đến ngày 21/01/2023 đến hết thứ năm ngày 26/01/2023 (tức 06 ngày)


**Đối với những người lao động có chế độ nghỉ 2 ngày/tuần (thứ 7, chủ nhật)


Phương án 1, thì người lao động sẽ có thể nghỉ Tết  âm lịch 2023 từ thứ 6 ngày 20/01/2023 cho đến hết ngày thứ năm ngày 26/01/2023 (tức 07 ngày)


Phương án 2, người lao động có thể nghỉ Tết  âm lịch năm 2023 từ thứ bảy ngày 21/01/2023 cho đến hết chủ nhật ngày 29/01/2023 (tức 09 ngày)


3: Những phong tục tập quán của người Việt trong Tết Nguyên Đán


Nói đến Tết Nguyên Đán thì người Việt Nam đã có rất nhiều phong tục tập quán rất  thú vị, có ý nghĩa, thể hiện được các đặc điểm văn hóa riêng biệt. Những phong tục tập quán cũng rất nổi bật có thể kể đến là:


Cúng ông Công, ông Táo


Theo như truyền thống của người Việt ta, thì cứ đến ngày 23 tháng Chạp  âm lịch, thì các gia đình cũng sẽ cùng làm lễ để tiễn ông Công, ông Táo lên thiên đình để có thể báo cáo mọi việc trong nhà của gia chủ với Ngọc Hoàng trong một năm qua. Trong ngày này, thì mọi người cũng thường sẽ dọn dẹp nhà bếp một cách sạch sẽ, nấu mâm cỗ và cả mua cá vàng về cúng để có thể tiễn ông Công, ông Táo về chầu trời.

tết


Gói bánh chưng, bánh tét


Một hoạt động không thể thiếu trong các phong tục nổi bật của người dân Việt ta là gói bánh chưng bánh tét. Phải nói, bánh chưng, bánh tét là những món ăn truyền thống không thể nào thiếu trong dịp Tết Nguyên Đán của hầu hết người Việt và nó cũng là một món quà ý nghĩa dành tặng cho người thân, bạn bè. Chính vì vậy, mà trong những ngày trước Tết, thì hầu hết nhiều gia đình, dòng họ, thôn xóm sẽ thường tụ tập cùng nhau để trò chuyện, gói bánh, luộc bánh thâu đêm luôn đấy nhé.


Lau dọn nhà cửa


Trong những ngày cuối năm, các gia đình ở Việt Nam đều dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa, đồ vật sạch sẽ. Hoạt động này không chỉ là để trang hoàng lại nhà cửa đón Tết mà nó còn mang ý nghĩa sắp xếp lại những điều chưa ổn thỏa, xóa bỏ những điều không tốt của năm cũ chuẩn bị đón chào năm mới với nhiều tài lộc và may mắn.

tết

 

Bày mâm ngũ quả


Mâm ngũ quả đặt trên bàn thờ tổ tiên là một nét đẹp văn hóa không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt. Mỗi vùng miền sẽ có những cách bày mâm ngũ quả khác nhau, sử dụng những loại hoa trái khác nhau nhưng ý nghĩa chung đều là để cầu mong một năm mới bình an, may mắn, hạnh phúc, an khang, phú quý.


Thăm mộ tổ tiên


Trong dịp Tết Nguyên Đán, con cháu trong gia đình cũng sẽ cùng nhau đi thăm viếng, làm sạch đẹp nơi an nghỉ của ông bà tổ tiên và người thân của mình. Đây là một phong tục phổ biến của người Việt, thể hiện đạo hiếu, lòng kính trọng đối với đấng sinh thành và các bậc tổ tiên đã khuất.


Cúng tất niên


Cúng tất niên cũng là một nghi lễ vô cùng quan trọng, không thể bỏ qua trong dịp Tết Cổ truyền của người Việt Nam. Trong ngày 30 Tết, các gia đình thường làm những mâm cỗ tươm tất để thắp hương mời thần linh, gia tiên về ăn Tết cùng gia đình đồng thời để kết thúc một năm cũ và chuẩn bị đón chào năm mới.

tết


Đón giao thừa


Trong các hoạt động có lẽ giao thừa là một khoảnh khắc mà rất nhiều người sẽ thường chờ mong trong dịp Tết ta. Đây là một thời điểm quan trọng chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, cũng là một khoảnh khắc đất trời giao hoa, thiên nhiên và con người được trở nên gần gũi nhất. Trong đêm giao thừa sẽ thường có nhiều hoạt động rất hấp dẫn như là ca múa nhạc, bắn pháo hoa, đi chùa hay là hái lộc...


Đi chùa, hái lộc


Đi chùa, hái lộc là một trong những hoạt động không thể nào thiếu trong dịp lễ Tết Nguyên Đán. Đi lễ chùa đầu năm sẽ không chỉ là để cầu xin một năm mới đầy sự may mắn, phúc lộc và tỏ tấm lòng thành kính của mình đối với đức Phật, tổ tiên. Mà trong đêm giao thừa, khi đi chùa thì người ta sẽ thường kết hợp với việc hái lộc để có thể cầu may mắn, rước lộc vào nhà mình đấy.

tết


Con cháu chúc Tết và mừng tuổi ông bà


Đã nhắc đến Tết, thì chắc chắn bất kỳ một đứa trẻ em nào cũng sẽ rất háo hức chờ đợi những phong bao lì xì đỏ tươi rồi đúng không. Đi chúc Tết và mừng tuổi là một trong những hoạt động không thể nào thiếu trong những ngày đầu tiên của một năm mới. Thông thường, thì vào ngày đầu tiên của năm mới, con cháu trong gia đình cũng sẽ tụ họp cùng nhau chúc thọ và mừng tuổi ông bà, cha mẹ. Sau đó, thì người lớn cũng sẽ mừng tuổi lại con cháu bằng những phong bao lì xì đỏ để có thể lấy may và chúc con cháu năm mới sẽ ngoan ngoãn, học giỏi, hạnh phúc.


Qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã có câu trả lời về Còn bao nhiêu ngày nữa đến tết ta 2023 rồi nhỉ? Hy vọng qua những thông tin bổ ích này cũng sẽ giúp bạn có thể hiểu thêm về phong tục, tập quán của người dân Việt Nam và từ đó có thể chuẩn bị cho mình một mùa lễ, Tết sắp tới.

Đừng quên thường xuyên truy cập dienmaythiennamhoa.vn/ để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích khác cũng như mua tặng những món quà Tết ý nghĩa cho người thân của mình nhé!