Hỗ trợ khách hàng
Tin tức
- Tiêu dùng thông thái
BẾP TỪ KHÔNG NHẬN NỒI: NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC
Bếp từ không nhận nồi là trường hợp rất nhiều chị em đang mắc phải ngay cả khi bạn dã sử dụng bộ nồi danh riêng cho bếp từ, có đáy nhiễm từ đã được thử bằng nam châm. Vậy nguyên nhân bếp từ không nhận nồi là gì? Cách khắc phục ra sao?
1. Chất liệu của nồi nấu:
- Nguyên nhân: Chất liệu của nồi nấu:
Chắc hẳn khi mua và sử dụng bếp từ, các chị em nội trợ và người tiêu dùng đều đã được tư vấn về bộ nồi dành cho bếp từ rồi phải không?
Các loại nồi dành cho bếp từ bao gồm chất liệu nồi có đáy nhiễm từ, nồi inox cao cấp, men sắt, thép không gỉ. Đặc biệt, các loại nồi được làm bằng inox phải đảm bảo chất liệu inox 430 hoặc đáy có lớp inox 430. Hoặc các bộ nồi, chảo bằng gang tráng men, trong thành phần của gang chứa lượng sắt nhỏ, có từ tính, có thể sử dụng cho bếp từ.
Các chất liệu bếp từ không nhận là nồi nhôm, nồi thủy tinh, nồi đất… loại nồi này không thể được làm nóng bởi nó có hiệu suất sinh nhiệt thấp. Vì thế, nguyên nhân có thể do chất liệu xoong nồi bạn đang sử dụng không phù hợp với bếp từ. Làm bếp từ không nhận nồi.
- Khắc phục:
Đơn giản là chọn loại nồi có đáy nhiễm từ. Sử dụng nam châm để kiểm tra bộ nồi bạn đang sử dụng. Nếu đáy nồi hút chặt cục nam châm thì đó là chất liệu nồi bạn có thể sử dụng được cho bếp từ.
Nếu nam châm và đáy nồi không hút nhau, bạn cần phải có biện pháp khác để khắc phục. Bằng cách thay mới bộ nồi có đáy nhiễm từ hoặc sử dụng đĩa chuyển nhiệt hỗ trợ để tiếp tục nấu bộ nồi mà bạn yêu thích. Chỉ cần đặt đĩa chuyển nhiệt giữa đáy nồi và vùng nấu là bạn có thể nấu ăn hoàn toàn bình thường.
Bạn cũng có thể nhận biết bằng các ký hiệu nồi dùng cho bếp từ. Nếu bạn thấy dòng chữ ký kiệu Induction, biểu tượng hình lo xo xoắn ốc hoặc ký hiệu từ trường thì đây chính là bộ nồi dành riêng cho bếp từ.
2. Vị trí đặt của nồi nấu
- Nguyên nhận: do đặt sai vị trí của nồi nấu. Nếu bạn đặt phần đáy nồi lệch hẳn với vị trí của vùng nấu thì bếp sẽ không nhận được nồi và sẽ cảnh báo lỗi.
- Cách khắc phục:
Đơn giản bạn chỉ cần đặt đúng vị trí nồi và bếp sẽ hoạt động bình thường.
3. Do đáy nồi không bằng phẳng
- Nguyên nhân: đáy nồi không bằng phẳng
Ngoài việc quan tâm đến chất liệu xoong nồi, nếu bạn sử dụng nồi có đáy không bằng phẳng, đáy lồi lõm, cong vênh, bếp từ cũng sẽ không “hợp tác”.
- Khắc phục:
Bếp từ chỉ nhận và làm nóng với các đáy nồi bằng phẳng, có kích thước trên 10cm. Nếu kích thước nồi từ quá nhỏ, nhỏ hơn 10cm bếp từ sẽ không nhận.
4. Do công suất điện của bếp từ
- Nguyên nhân: Khi thiết kế thì mỗi loại bếp từ hoặc thương hiệu bếp từ đều có thiết kế công suất điện phù hợp là khác nhau.
Bếp từ nhập khẩu có mức công suất nấu ăn khác bếp từ Việt Nam. Mỗi thương hiệu bếp cũng vậy. Tùy theo nguồn điện, hiệu điện thế mà bếp sẽ có mức công suất và tần số khác nhau.
Cách Khắc Phục: Cách sửa bếp từ không nhận nồi, bạn có thể thử tăng mức công suất nấu thử xem bếp có cải thiện gì không. Hơn nữa, khi mua bếp từ, bạn cũng nên tìm hiểu trước hiệu suất bếp từ. Chọn các dòng sản phẩm bếp từ phù hợp với hiệu điện thế của Việt Nam, phù hợp với công suất nấu ăn để hạn chế tốt nhất trường hợp bếp từ không nhận nồi.
5. Cảm biến hoặc IC của bếp bị hư hỏng
- Nguyên nhân: Do ảm biến hoặc IC của bếp bị hư hỏng
Nếu bạn kiểm tra bếp từ của mình không nhận nồi nhưng không phải do các lỗi trên đây. Chắc có lẽ bếp từ của bạn đang bị hư, hỏng bộ phận cảm biến hoặc IC điện.
- Khắc phục: Cách sửa bếp từ không nhận nồi đơn giản nhất trong trường hợp này chính là thay, sửa cảm biến hoặc IC của bếp từ. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý, thay sử hay tháo dỡ các linh kiện hay bộ phận của bếp từ. Điều này cần phải thực hiện bởi các chuyên gia để có cách xử lý tối ưu nhất.
Tháo bếp và kiểm tra bo mạch:
+ Cần kiểm tra tụ 0,33 mf, tụ 5mf xem có bị khô.
+ Cần kiểm tra cặp trấn driver cho con công xuất IGBT xem còn sống hay chết.
+ Cần kiểm tra trở lấy mẫu về cho vi sử lý
+ Cần kiểm tra lại độ hở giữa cuộn dây cảm ứng và đáy nồi. Nếu cuộn dây đặt nghiên sẽ tạo ra khe hở lớn nên bếp báo không nhận dạng nồi và tắt.
+ Cần kiểm tra IC so sánh
+ Cần kiểm tra cặp cảm biến trên mâm từ và dưới lưng IGBT.
Hi vọng , bài viết trên sẽ giúp quý khách có thể biết thêm thông tin để xử lý các lỗi của bếp từ.
Các tin khác
Sự phiền toái này có thể đến từ chính cơ chế bảo vệ của Apple, thế nên bạn cũng nên vui vẻ chấp nhận và làm theo hướng dẫn để được khắc phục.
Ngoài việc chọn thiết bị có công nghệ Inverter tiết kiệm điện tối ưu, hãy để Điện Máy Thiên Hòa giúp bạn “bỏ túi” vài mẹo sử dụng tủ lạnh hiệu quả giúp kéo dài tuổi thọ và giảm đáng kể chi phí tiền điện hàng tháng của gia đình nhé.
Nồi áp suất là một thiết bị gia dụng không chỉ giúp cho việc nấu nướng của bạn trở nên nhanh chóng, mà còn làm cho thực đơn gia đình bạn thêm phần phong phú. Tuy nhiên, tuổi thọ của sản phẩm sẽ bị giảm đi đáng kể nếu bạn không sử dụng đúng cách. Vậy, những sai lầm khi sử dụng nồi áp suất tuyệt đối không nên mắc phải là gì? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu.
Máy xay sinh tố nhà bạn thường xuyên bị trục trặc, không hoạt động hay tự tắt khi sử dụng,... nguyên nhân do đâu?
Chăn ga gối là vật dụng không thể thiếu được trong phòng ngủ mỗi gia đình. Khác với đệm, chăn ga gối là phần tiếp xúc trực tiếp với cơ thể của chúng ta hàng ngày, vì vậy rất dễ bám bẩn và có thể trở thành ổ vi khuẩn nếu không được vệ sinh.