5 công thức làm nước ép lê thanh mát, giải nhiệt mùa hè
Mục lục
1. Các loại nước ép lê
1.1 Nước ép lê mix táo
1.2 Công thức chế biến nước ép lê ổi
1.3 Chế biến nước ép lê và củ năng
1.4 Nước ép lê mix cà rốt
1.5 Công thức làm nước ép lê dứa
2. Tác dụng của nước ép lê
2.1 Bổ sung nước cho cơ thể
2.2 Cung cấp vitamin tự nhiên
2.3 Thúc đẩy tiêu hóa
2.4 Nước ép lê giúp giảm cân
2.5 Nước ép lê trị ho
2.6 Giảm triệu chứng viêm
2.7 Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể
2.8 Cải thiện sức khỏe tim mạch
3. Một số lưu ý khi uống nước ép lê
4. Bảo quản nước ép lê đúng cách
Nước ép lê là loại nước ép giải khát thơm ngon, đẹp mắt mà nó còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tự nhiên cần bổ sung cho cơ thể.
Các loại chất dinh dưỡng, vitamin có trong quả lê là: vitamin C, vitamin K, kali, chất đạm…
Ngoài ra, quả Lê còn cung cấp một lượng Folate, provitamin A và niacin rất quan trọng đối với chức năng tế bào và sản sinh năng lượng.
Ngoài việc chúng ta có thể thưởng thức những lát lê thơm ngon, tròn vị, thì chúng ta còn có thể chế biến thành các món ăn khác nhau và nước ép lê là một lựa chọn ưu tiên.
Vậy để làm một ly nước ép lê mix với gì để nó vẫn giữ nguyên hương vị và tránh nhàm chán thì chúng ta hãy cùng điện máy Thiên Nam Hòa tìm hiểu trong bài viết: 5 công thức làm nước ép lê thanh mát, giải nhiệt mùa hè này nhé.
1. Các loại nước ép lê
1.1 Nước ép lê mix táo
Đây là một sự kết hợp tuyệt vời phải không, hai loại quả với hai hương vị khác nhau, tuy vậy khi kết hợp nó sẽ cho ra một ly nước ép lê táo hấp dẫn đấy.
Nguyên liệu để làm 1 ly nước ép lê táo gồm:
Lê: 1 trái
táo: 1 trái
Gừng: 1 đến 2 lát
Đá viên
Cách thực hiện như sau:
Bước 1: Sơ chế: Chúng ta ngâm rửa ráo lê và táo trong nước muối loãng, sau đó gọt vỏ, bỏ phần hạt táo và lê, cắt táo và lê thành những miếng nhỏ.
Bước 2: dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn táo và lê sau đó dùng rây để lọc bã, lấy nước ép.
Bước 3: Băm gừng thật nhỏ và cho vào ly nước ép.
Bước 4: Cho thêm đá viên vào để ly nước ép của chúng mình thêm thơm mát nhé hoặc bạn có thể bảo quản trong tủ lạnhđể dùng trong ngày.
1.2 Công thức chế biến nước ép lê ổi
Sự kết hợp giữa vị ngọt thanh của quả lê cùng với vị chua nhẹ của quả ổi. Đây chính là một sự kết hợp tuyệt vời cho những người muốn giảm cân, duy trì vóc dáng thon gọn.
Nguyên liệu để làm một ly nước ép lê ổi
lê: 1 trái
Ổi: 1 trái
Lá bạc hà; 2 lá
Đá viên
Cách làm nước ép lê ổi đơn giản
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu: Rửa sạch các nguyên liệu bằng nước muối loãng sau đó để ráo nước
Bước 2: Gọt vỏ ổi, lê sau đó bỏ hạt và cắt thành từng miếng nhỏ. Lá bạc hà ngắt theo từng lá.
Bước 3: Cho tất cả các nguyên liệu vào máy xay sinh tố và xay nhỏ sau đó ép lấy nước.
Bước 4: Cho thêm đá viên để thưởng thức
Lưu ý: Bạn có thể cho thêm một ít đường hoặc mật ong, tùy vào khẩu vị của bạn.
1.3 Chế biến nước ép lê và củ năng
Củ năng thơm bùi đem mix với quả lê thanh mát, thật ko có sự kết hợp nào tuyệt vời hơn.
Nó đưa lại cảm giác vừa lạ miệng lại rất giàu chất dinh dưỡng, cung cấp các chất cần thiết cho cơ thể mỗi ngày.
Nguyên liệu để làm một ly nước ép năng lê:
Lê: 1 trái
Củ năng: 5 đến 7 củ
Đá viên
Cách làm nước ép lê và củ năng siêu ngon
Bước 1: Ngâm củ năng với nước muối loãng để làm sạch bụi bẩn cũng như vi khuẩn bám vào lớp vỏ. Để ráo nước rồi cắt thành từng miếng nhỏ.
Bước 2: Lê ngâm nước nước muối loãng, rửa sạch, để ráo nước sau đó gọt vỏ, bỏ hạt, cắt thành từng miếng nhỏ.
Bước 3: Chia hỗn hợp củ năng và lê thành 2 phần. Một phần bỏ vào máy xay sinh tố để xay sau đó lọc lấy nước, một phần còn lại để nguyên để ăn kèm.
Bước 4: Cho một ít đá viên cùng phần củ năng và lê đã cắt vào ly sau đó cho nước ép lê năng vào.
Như vậy là chúng ta đã có một ly nước ép lê năng thật là ngon rồi phải không nào.
1.4 Nước ép lê mix cà rốt
Công thức pha nước ép cà rốt rất đa dạng, nhưng các bạn đã từng nghĩ mình se kết hợp giữa củ cà rốt và quả lê chưa?
Sự sáng tạo này sẽ không làm bạn thất vọng đâu nhé.
Vìa các bạn đều biết, cà rốt có rất nhiều vitamin A, rất tốt cho mắt nên các bạn nào có vấn đề về mắt thì nên lựa chọn loại nước ép này nhé.
Nguyên liệu để có 1 ly nước ép đó là:
Lê: 1 trái
Cà rốt: ½ quả
Đường
Đá viên
Cách tiến hành như sau:
Bước 1: Rửa sạch lê với nước muối loãng, để ráo nước, sau đó gọt vỏ và cắt thành từng miếng nhỏ và bỏ hạt.
Bước 2: cà rốt rửa sạch với nước muối loãng, sau đó gọt vỏ và cắt thành từng miếng.
Bước 3: Cho tất cả các nguyên liệu vào máy xay sinh tố xay nhuyễn và ép lấy nước hoặc bạn có thể cho vào máy ép hoa quả.
Bước 4: Nếm thử và có thể cho thêm đường theo đúng khẩu vị và sau đó cho đá vào và thưởng thức.
1.5 Công thức làm nước ép lê dứa
Nguyên liệu:
Lê: 1 quả
Dứa: ½ quả
Chanh: ½ quả
Đá viên
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu: Rửa lê, dứa bằng nước muối loãng sau đó để ráo nước, cắt bỏ vỏ, cồi, hat và sau đó cắt thành từng khúc.
Bước 2: Cho lần lượt lê, dứa vào máy xay sinh tố rồi xay nhuyễn và ép lấy nước hoặc cho tất cả vào máy ép hoa quả.
Bước 4: Hòa nước cốt chanh vào sau đó cho thêm đá là bạn đã có ngay một ly nước ép lê dứa thật ngon rồi phải không nào.
Ngoài cách làm nước ép lê mix với nhiều loại củ, quả trên thì chúng ta cũng có thể dùng máy xay sinh tố để làm sinh tố lê cũng rất thơm ngon đấy.
2. Tác dụng của nước ép lê
Nước ép lê có tác dụng gì? Đây chắc hẳn là câu hỏi mà nhiều người dùng cần tìm hiểu phải không.
2.1 Bổ sung nước cho cơ thể
Nước chiếm 84% thành phần chính của quả lê. Chính vì vậy uống nước ép lê là cách bù nước, chất điện giải cho cơ thể.
Ăn lê thường xuyên giúp giảm các triệu chứng mất nước sau vận động như:chuột rút, mệt mỏi, choáng…
2.2 Cung cấp vitamin tự nhiên
Như chúng ta đã kể đến các loại vitamin có trong quả lê như: Vitamin A, C, B2, B6…những vitamin này góp phần tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Đặc biệt, vitamin của nước ép lê chiếm tới 4% có thể làm bạn giảm các cảm giác mệt mỏi, duy trì quá trình trao đổi chất lành mạnh.
2.3 Thúc đẩy tiêu hóa
một quả lê kích thước bình thường khoảng 178g, chứa 6g chất xơ (22% nhu cầu hằng ngày của bạn), rất cần thiết cho sức khỏe của hệ tiêu hóa.
Ngoài ra, chất xơ hòa tan còn nuôi các vi khuẩn lành mạnh trong đường ruột bạn.
Do đó chúng được xem là prebiotics có liên quan đến quá trình lão hóa khỏe mạnh và cải thiện khả năng miễn dịch.
Quả lê với chất xơ có khả năng giảm tình trạng táo bón, vì vậy nó thích hợp cho những người bị trĩ.
Vì vỏ lê chứa một lượng chất xơ đáng kể nên tốt nhất bạn nên ăn quả lê chưa gọt vỏ mà chỉ rửa sạch bằng nước muối pha loãng.
2.4 Nước ép lê giúp giảm cân
Ăn lê có giảm cân không, chúng ta cùng tìm hiểu nhé. Lê có hàm lượng calo thấp, nhiều nước và chất xơ. Vì vậy lê là loại quả phù hợp cho những người muốn giảm cân.
Chất xơ và nước trong quả lê có thể giúp bạn no lâu, ít muốn tiếp tục ăn hơn, hỗ trợ kế hoạch giảm cân hiệu quả.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu 1 phụ nữ ăn 3 quả lê mỗi ngày trong vòng 10 tuần sẽ giảm được trung bình 0,84 kg.
Họ cũng thấy có sự cải thiện của hồ sơ lipid của họ, một dấu hiệu của sức khỏe tim mạch.
2.5 Nước ép lê trị ho
Theo y học cổ truyền thì lê được xem là thực phẩm có tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm, giảm ho…cho cơ thể.
Bên cạnh các bài thuốc lê hấp đường phèn, lê gừng mật ong thì bạn cũng có thể dùng nước ép lê để làm dịu và làm mát tình trạng khô nóng trong cơ thể , hỗ trợ và điều trị các triệu chứng ho, khắt họng.
2.6 Giảm triệu chứng viêm
Lê là một loại quả chứa chất chống oxy hóa flavonoid, lê có thể giúp chống lại chứng viêm và có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh.
Một số đánh giá cho thấy rằng lê có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường, tác dụng này do đặc tính chống viêm và chống oxy hóa của quả lê gây nên.
2.7 Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể
Không chỉ chứa một lượng lớn vitamin như A, C, K … lê còn giàu các khoáng chất thiết yếu như canxi, folate… góp phần tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Đặc biệt vitamin c chính là chìa khóa để tăng cường sức khỏe và đề kháng, làm tăng sản xuất bạch cầu nhưng không được dự trữ trong cơ thể nên điều này phải được bổ sung hằng ngày.
2.8 Cải thiện sức khỏe tim mạch
Nhờ giàu hàm lượng chất chống oxy hóa procyanidin trong quả lê giúp giảm các cholesterol xấu và tăng cường cholesterol tốt trong máu.
Từ đó uống nước ép lê giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng cường sức khỏe cho người dùng.
3. Một số lưu ý khi uống nước ép lê
Để giúp đạt được các kết quả như mong muốn, khi uống nước ép lê bạn nên uống một cách có khoa học. Vì vậy bạn cần tham khảo một số lưu ý sau:
3.1 Uống một lượng vừa đủ
Các chuyên gia nghiên cứu cho rằng bạn không nên uống nhiều bất kì loại nước ép nào và cũng không nên cho rằng uống nước ép lê để thay thế nước hằng ngày. Do vậy bạn chỉ nên uống từ 1 đến 2 ly nước ép lê trong tuần.
3.2 Không nên uống khi đói
Thời điểm nên uống nước ép lê đó là sau khi ăn tầm 20 đến 30 phút, tuyệt đối không nên dùng khi đói.
Bên cạnh đó, cần hạn chế dùng nước ép lê vào buổi tối để tránh tình trạng tiểu đêm.
4. Bảo quản nước ép lê đúng cách
Để nước ép lê luôn giữ được mùi vị thơm ngon thì trong quá trình bảo quản bạn cần lưu ý một số điều sau:
Sau khi pha chế xong, bạn nên bảo quản nước ép lê trong chai thủy tinh và bạn cố gắng sử dụng trong ngày để đảm bảo mùi vị.
Không nên sử dụng bình kim loại để đựng nước ép lê để đảm bảo các thành phần trong nước ép vẫn giữ nguyên chất lượng.
Để giảm tình trạng biến đổi chất trong quá trình bảo quản thì bạn nên cho vào nước ép lê một chút nước cốt chanh.
Bài viết 5 công thức làm nước ép lê thanh mát, giải nhiệt mùa hè đã cho bạn một số gợi ý tuyệt vời để làm một ly nước ép lê rồi phải không nào.
Nếu gia đình bạn chưa có hoặc muốn đổi cho mình một chiếc máy ép trái cây hãy liên hệ với Điện máy Thiên Hòa để có những ưu đãi tốt nhất nhé.