Cách giặt thú nhồi bông bằng máy giặt đơn giản và đúng cách- Siêu Thị Điện máy Thiên Nam Hòa

25-07-2020
Điện Máy Thiên Nam Hòa
2334

Mục lục

Cách giặt thú nhồi bông bằng máy giặt đơn giản và đúng cách- Siêu Thị Điện máy Thiên Nam Hòa

Sau một khoảng thời gian dài ôm ấp, gấu bông của bạn chắc chắn sẽ không còn sạch sẽ như ban đầu. Lúc này bạn cần đem gấu bông đi giặt sạch và giặt máy là cách nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, nếu không giặt đúng cách sẽ có thể gây xơ vải và rụng lông của gấu bông. Cùng xem qua các mẹo giặt thú bông bằng máy giặt sao cho chuẩn chỉnh nhất nhé! 

1.    Chuẩn bị trước khi giặt

Kiểm tra chất liệu của thú bông

Hãy chắc chắn rằng thú bông của bạn được làm từ các chất liệu có thể giặt được, bằng cách hãy kiểm tra thẻ hướng dẫn được may trên thú. Các chất liệu len, tơ nhân tạo hoặc được nhồi bằng các hạt xốp sẽ không phù hợp với giặt máy.

Nếu thú nhồi bông của bạn đã quá cũ, dễ rách, quá to hoặc được nhồi bông quá cứng thì bạn bắt buộc phải giặt chúng bằng tay thôi. Cần lưu ý rằng thú nhồi bông có hộp nhạc hoặc các thiết bị điện bên trong sẽ không được giặt ngâm trong nước.

Khâu các bộ phận tách rời của thú bông

Chắc hẳn bạn sẽ không bao giờ muốn chú gấu bông của mình bị mất tay, mất chân hay tai trong khi giặt máy đúng chứ? Hãy khâu lại thật chắc những bộ phận rời của gấu như tay, chân. Cởi quần áo của thú hoặc các phụ kiện kèm theo để chúng không bị rơi lạc mất trong lúc giặt.

Sử dụng túi giặt 

Sử dụng túi giặt sẽ giúp tạo thêm một lớp màng bảo vệ cho thú bông của bạn khỏi trường hợp bị hư hỏng hoặc bị rách trong lúc giặt, đồng thời túi giặt cũng sẽ giúp giữ lại mắt hoặc mũi của thú nếu chẳng may chúng bị rơi ra. Nếu bạn không có túi giặt thì áo gối sẽ là sự thay thế hợp lý.

2.    Bắt đầu giặt thú bông

Sử dụng một lượng ít chất tẩy rửa nhẹ trước khi giặt sẽ tăng hiệu quả giặt sạch nhanh hơn. Nếu con em bạn bị dị ứng với chất tẩy rửa thì tốt hơn hãy thay thế bằng giấm. Giấm là một chất tẩy rửa nguồn gốc tự nhiên tuyệt vời. Trộn giấm với nước ấm theo tỉ lệ 1:2 và một ít nước cốt chanh để ngâm thú nhồi bông trước khi giặt.

Cài đặt máy giặt ở chế độ nước lạnh và lựa chọn chu kỳ giặt nhẹ nhàng, sẽ giúp làm giảm nguy cơ rách các bộ phận rời của thú bông. Đặc biệt, không nên sử dụng nước nóng vì nước nóng có thể làm phai màu thú bông của bạn hoặc làm biến dạng các bộ phận được đính bằng keo (mắt, mũi,…).

3.    Sấy khô thú bông

Khi bạn mang thú bông ra khỏi túi lưới hoặc bao gối, thú bông của bạn sẽ không còn nguyên hình dạng ban đầu, chúng sẽ bị méo mó hoặc lông bị rối xơ đủ kiểu. Vì vậy, bạn hãy dùng tay nhẹ nhàng nắn lại như cũ và gỡ rối cho thú bông khi còn đang ẩm ướt để việc sấy khô thú bông được dễ dàng hơn.

Việc sử dụng máy sấy ở nhiệt độ cao có thể sẽ làm chảy các bộ phận làm từ keo, nhựa của thú bông, thậm chí là cả sợi vải của chúng vì vậy bạn chú ý nhé. Hãy lau thú bông của bạn bằng một khăn khô và dùng móc kẹp treo chúng lên, hoặc để chúng nơi cao và phơi chúng dưới ánh sáng của mặt trời. Ánh sáng mặt trời chính là một chiếc máy sấy vô cùng hữu hiệu, vừa làm khô, vừa diệt khuẩn vô cùng hiệu quả nhờ tia cực tím.
Sau khi đã sấy khô, hãy tân trang lại cho thú bông của bạn bằng cách kiểm tra và cố định lại những mối khâu, gỡ rối những sợi lông một cách nhẹ nhàng nhất có thể và dùng kéo cắt bỏ đi những sợi chỉ thừa thãi hoặc bị tưa ra trong lúc giặt.
Với mẹo giặt thú nhồi bông bằng máy giặt này, hy vọng bạn áp dụng hiệu quả và thành công!


ĐIỆN MÁY THIÊN NAM HÒA